Khoa Kỹ Thuật TTU trao giải Cuộc thi Sáng tạo trẻ năm 2018

with No Comments

Nhằm tạo sân chơi khoa học và khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo cho sinh viên, vào ngày 17 tháng 12 năm 2018, Khoa Kỹ Thuật của Trường Đại học Tân Tạo đã tổ chức cuộc thi “SÁNG TẠO TRẺ 2018”. Mặc dù cuộc thi thuộc khuôn khổ môn học Vật lý Cơ bản nhưng được sự đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình từ các bạn sinh viên của tất cả các khoa kể cả khoa Y và khoa Công Nghệ Sinh Học.

 

Thành phần Ban giám khảo của cuộc thi “Sáng Tạo Trẻ 2018” (Từ bên trái: Thạc sĩ Isaac Smith – Khoa Nhân văn & Ngôn Ngữ;

Tiến sĩ Cao Tiến Dũng, Tiến sĩ Trần Hoài Nam và Tiến sĩ Trần Duy Hiến– Khoa Kỹ thuật của Trường Đại học Tân Tạo)

 

Nội dung cuộc thi bao gồm 2 phần: “Sáng tạo vui” và “Tên lửa nước”.

Phần một mang tên “Sáng tạo vui” được diễn ra tại hội trường tòa nhà Gillis. Các đội chơi phải dựa trên nguyên tắc sử dụng những vật liệu đơn giản, thân thiện với môi trường, tận dụng nguồn tái chế và trình bày về sáng chế của đội mình trong vòng 5 phút.

Các đội tham dự đang tập trung cho phần thi thuyết trình tại hội trường Gillis trường Đại học Tân Tạo.

 

Các sản phẩm mà đội chơi mang dến

 

Dựa theo nguyên lý hoạt động của con lắc đơn, nhóm 4 đã tạo ra và trình bày một cách thích thú về “con lắc vui nhộn” của nhóm mình.Nhóm 2 cũng không kém cạnh khi áp dụng nguyên lý hoạt động của đèn kéo quân làm cho cánh quạt quay dưới tác dụng sức nóng của đèn cầy. “Tumbling Toy” được nhóm 1 tạo ra dựa trên hoạt động của vật khi chuyển động từ nơi có thế năng cao xuống nơi có thế năng thấp.

“Tumbling Toy” được nhóm 1 tạo ra dựa trên hoạt động của vật khi chuyển động từ nơi có thế năng cao xuống nơi có thế năng thấp.

 

Nhóm 2 áp dụng nguyên lý hoạt động của đèn kéo quân làm cho cánh quạt quay dưới tác dụng sức nóng của đèn cầy.

 

Nhóm 4 với khả năng tài thuyết trình thông minh của mình đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các vị giám khảo

 

Phần hấp dẫn nhất chính là phần thi thứ 2 –“Tên lửa nước” được diễn ra ở sân bóng đá Hoàng Tử. Nội dung thi bao gồm “Tên lửa nước tầm xa” và “Tên lửa nước tầm cao bung dù”. Mỗi đội đều phải áp dụng những kiến thức đã học từ môn “Introductory Mechanics” (Cơ học nhập môn) để tạo ra tên lửa nước của nhóm mình sao cho có thể bay xa hoặc bay cao.

Các đội đang chuẩn bị cho phần thi của mình

 

Các giám khảo quan sát tình hình khu vực thi củng như dưa ra nhửng đánh giá ban đầu

Tên lửa tầm xa được các bạn tạo ra từ chai nhựa 1.5L , phần đầu và phần thân của tên lửa được kết dính bằng keo silicon. Bên cạnh đó việc trình bày về ý tưởng trang trí cho tên lửa của đội mình sao cho tên lửa thật bắt mắt cũng là một trong những phần ghi điểm trong cuộc thi.

Lượng nước sử dụng cho từng tên lửa nước cũng khá quan trọng trong việc tên lửa nước có thể hoạt động tốt hay không.

 

Tên lửa tầm cao bung dù có kết cấu tương tự như tên lửa tầm xa nhưng được gắn thêm khoang dù làm từ nilon tái chế và thiết kế sao cho dù có thể bung khi tên lửa rơi.

Nhóm 4 đang chuẩn bị cho phần thi “tên lửa tầm cao bung dù của mình

 

Các đội thi đã có những giây phút rất vui nhộn và cũng không kém phần háo hức. Sự chung tay góp sức, giúp đỡ khi đội bạn gặp sự cố cũng là một trong những hình ảnh đẹp của buổi thi.

 

Kết thúc cuộc thi nhóm 4 đã xuất sắc đạt giải nhất khi là đội có tên lửa bắn xa nhất cũng như có thời gian rơi lâu nhất. Nhóm 1 đạt giải nhì, nhóm  2 và 3 đồng giải ba.

 

Cuộc thi không những tạo ra những giây phút cạnh tranh lành mạnh mà còn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên thỏa sức sáng tạo và tăng tình đoàn kết hơn nữa bên cạnh những phút giây vui vẻ và hào hứng.